sapo-1664768477.jpg
 

 

Những chỉ số khả quan về nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào bất động sản trong những tháng qua đã mang lại nhiều tác động tích cực, đặc biệt là trong bối cảnh ngân hàng nhà nước đang siết chặt tín dụng vào bất động sản, tráu phiếu bị hạn chế.

Bất động sản luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng của đất nước và là một trong những lĩnh vực nóng thu hút đầu tư FDI. Không chỉ dừng lại ở bất động sản công nghiệp mà ở trên cả các phân khúc nghỉ dưỡng, sức khỏe, nhà ở đều là những phân khúc đang thu hút các nhà đầu tư ngoại mạnh mẽ.

Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực kinh doanh bất động sản luôn đững vững vị trí thứ hai trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI với tổng số vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái chỉ gần 1,8 tỷ USD.

Trong đó, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Đặc biệt, bất động sản công nghiệp ngày càng trở thành kênh thu hút vốn mạnh mẽ.

1-1-1664783525.jpg
 

Theo đánh giá của các chuyên gia, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam do đó dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ còn lớn hơn nữa tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc cởi mở thu hút cũng như giữ chân được các nhà đầu tư.

Để có cái nhìn rõ hơn về sức hút mạnh mẽ của thị trường địa ốc Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, PV đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong.

- Mặc dù trong bối cảnh nguồn vốn vào bất động sản đang gặp khó khăn, thế nhưng trong 9 tháng qua dòng vốn ngoại đổ vào bất động sản vẫn đạt 3,5 tỷ USD. Ông có đánh giá như thế nào về vấn đề này?

cau-1-ts-1664879775.mp4

TS. Nguyễn Minh Phong: Năm 2022 là một năm khá đặc biệt với nhiều kỳ vọng về sự phục hồi và phát triển bất động sản cũng như tăng trưởng kinh tế, trong đó có sự gia tăng dòng vốn FDI. Thực tế là dòng đầu tư này đang gia tăng với kết quả như chúng ta đã thấy là thu hút đầu tư trên 3,5 tỷ USD, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn luôn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Có thể thấy, bất động sản là lĩnh vực thu hút nguồn đầu tư nước ngoài cũng như trong nước nhiều nhất và là động lực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất của Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục trong các tháng tới.

Bên cạnh đó, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho ngành kinh tế, nhất là khi các vấn đề từ phía an ninh, tài chính quốc gia, ngân hàng Nhà Nước thực hiện việc siết chặt vay tín dụng bất động sản, những lùm xùm trên thị trường chứng khoán, mất uy tín của doanh nghiệp khiến dòng vốn bị ngưng đọng.

1-2-1664876934.jpg
 

- Vậy theo ông yếu tố nào đang tạo nên sự hấp dẫn của ngành bất động sản đối với các nhà đầu tư FDI?

cau-2-1664879806.mp4

TS. Nguyễn Minh Phong: Bất động sản là một trong những ngành nền tảng của Việt Nam và có tác động đến 35 ngành lĩnh vực kinh tế liên quan khác. Nó không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm cho xã hội mà còn tạo ra nhiều kinh tế.

Sự hấp dẫn của ngành bất động sản dựa trên việc thị trường Việt Nam được xếp hạng vào thị trường mới nổi, với hơn 100 triệu dân, thu nhập tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng rất mạnh, thu hút được nhiều nhà đầu tư FDI. Nước ta là đích đến của các sự chuyển dịch, cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghiệp và các chuỗi cung ứng khác từ đó tạo nhu cầu rất lớn đối với bất động sản công nghiệp.

Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của cộng đồng người Việt như nhu cầu mua nhà ra ở riêng của các cặp vợ chồng trẻ, cải thiện môi trường sống và chất lượng sống giúp tạo ra thị trường lớn mạnh tại thị trường nhà ở thương mại trong thời gian tới.

Việt Nam thuộc trong 10 quốc gia hấp dẫn nhất về du lịch trên thế giới. Phát triển du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam và du lịch nghỉ dưỡng, các loại du lịch khác cần rất nhiều các bất động sản cao cấp. Đây là một trong những điểm cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

1-3-1664877229.jpg
 

- Theo ông, trong thời gian tới, phân khúc nào của thị trường bất động sản sẽ là vùng trũng thu hút đầu tư FDI?

cau-3-1664879864.mp4

TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng có ba phân khúc, đã đang và tiếp tục phát triển là:

Thứ nhất là phân khúc nhà ở xã hội, đặc biệt là khi nhu cầu vẫn còn tồn tại rất lớn và trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng. Đây là phân khúc thường xuyên nóng, chỉ tiếc là thời gian qua nguồn cung còn hạn chế, cho nên thị trường chưa được hâm đủ nóng.

Thứ hai là bất động sản công nghiệp, trong bối cảnh sự gia tăng của các doanh nghiệp, sự phục hồi của các chuỗi cung ứng, sự định vị của cung ứng mới, bất động sản công nghiệp là 1 trong những bất động sản hấp dẫn nhất trong thời gian tới.

Thứ ba là bất động sản nghỉ dưỡng - một trong những thị trường bất động sản hấp dẫn. Phân khúc này đang có dấu hiệu của sự vượt cung cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch và bình thường hóa trở lại của du lịch quốc tế, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh đang ngày càng gia tăng. Dự báo đây sẽ là phân khúc thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ nguồn vốn nước ngoài.

1-4-1664877700.jpg
 

- Thưa ông, vậy đâu là khó khăn, thách thức trong việc thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

cau-4-1664879864.mp4

TS. Nguyễn Minh Phong: Có rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI này. Trước hết, vấn đề nhận thức của các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp khi mà chưa tạo ra được những môi trường, thể chế phù hợp để đáp ứng các yêu cầu của các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó, sự phát triển chưa tương xứng ở cộng đồng doanh nghiệp trong nước khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài khó tìm được đối tác gọi là cân bằng, bình đẳng để có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phối hợp để tạo ra chuỗi cung ứng.

Chất lượng nguồn nhân lực đang có vấn đề khi mà chúng ta đang thiếu nhân lực chất lượng cao cho cả quản lý dự án, kỹ thuật cũng như các tác nghiệp khác của ngành do đó bị hạn chế dòng vốn này

Cuối cùng, sự phát triển thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu tổ chức và cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh tạo ra những cản trở trong việc thu hút dòng vốn FDI này.

- Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giữ chân được các nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra được hiệu lực xuất sắc, thưa ông?

cau-5-1664879865.mp4

TS. Nguyễn Minh Phong: Đây là một trong những thách thức cần được xử lý! Chúng tôi cũng lưu ý việc một số nhà đầu tư nước ngoài, họ bỏ cuộc rút khỏi thị trường không hoàn toàn là do họ thấy chúng ta không phù hợp. Tức là họ có thể sử dụng những hình thức chiếm đất, buôn đất và thực hiện các hoạt động tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án chứ không phải để đầu tư hoàn toàn, phát triển thị trường lâu dài ổn định cho nên khi chúng ta siết chặt lại để quản lý thì động cơ mục đích như vậy sẽ làm giảm mất các điều kiện thực hiện, do đó họ rút đi. Đây cũng là điều tốt để chúng ta loại bớt những nhà đầu tư không cần thiết.

Đối với các dự án có triển vọng, những khu vực tiềm năng, các sản phẩm có nhiều thị trường lớn vẫn cần thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như trong ngoài. Do đó, để giữ chân được các nhà đầu tư chất lượng cao, chúng ta cần bám sát tình hình thị trường, tháo gỡ khó khắn, kịp thời điều chỉnh và đưa ra những giải pháp thu hút, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản.

- Chúng ta cần làm gì để đẩy mạ nh thu hút FDI trong thời gian tới, thưa ông?

cau-6-1664879863.mp4

TS. Nguyễn Minh Phong: Lượng FDI vào các ngành nói chung và FDI vào lĩnh vực bất động sản nói riêng đều cần rất nhiều giải pháp. Trong đó, điều quan trọng nhất là chúng ta phải thiết kế lại luật theo đúng hướng đảm bảo tất cả các hội nhập, các thông lệ kinh doanh quốc tế cao, tiên tiến, cũng như đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư lớn.

Chúng ta cần xây dựng đồng bộ các tiêu chí dự án FDI phù hợp với từng giai đoạn để không bỏ lỡ cơ hội hút nguồn vốn FDI chất lượng cao, đặc biệt cải thiện quản lý một số khu công nghiệp trọng điểm dành cho tiếp nhận những dự án FDI quan trọng.

1-5-1664879520.jpg
 

Bên cạnh đó, cần công bố các quy hoạch, tăng tính công khai minh bạch thông tin các dự án cũng như tăng cường cơ chế quản lý, giám sát hoạt động các nhà đầu tư nước ngoài đó để chúng ta thực hiện đầu tư một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và hướng tới các đối tượng cần thiết, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh.

Phát triển các cơ sở hạ tầng, cần thiết nối các dự án đảm bảo sự kết nối, tránh các dự án bị cô lập, đóng băng trong một cơ sở hạ tầng thiếu kết nối.

Vấn đề con người, các hoạt động liên quan đến xúc tiến, quảng bá và tư vấn dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp để tăng thu hút vốn đầu tư FDI là rất cần trong giai đoạn này.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

tac-gia-1-1664768116.jpg
 
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Từ 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã trên toàn quốc sẽ bị siết phân lô bán nền, chuyên gia dự báo khó có sốt đất

39 phút trước

Bất động sản TP.HCM vắng nguồn cung - cầu nhà ở

59 phút trước

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

1 giờ trước

Bất động sản Long An bất ngờ khởi sắc sau động thái nhà đầu tư “đón sóng” dự án khủng

1 giờ trước

Bất động sản Hải Phòng tìm cách giải tỏa “cơn khát” nhà ở xã hội

1 giờ trước