sapo-1674026304.jpg
 
a1-1674027101.jpg
 

Năm 2022, trong bối cảnh thị trường khó khăn, nhiều sàn địa ốc phải thu hẹp quy mô hoạt động, tạm đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản. Điều này khiến nhiều môi giới bất động sản mất việc và phải đón một cái Tết buồn nhất trong nhiều năm qua.

Với số lượng lớn lao động bị mất việc làm, giới chuyên gia nhận định, 2022 là năm đào thải kỷ lục của nghề môi giới bất động sản trong một thập kỷ vừa qua. Hiện thực khắc nghiệt này đã cho thấy, cũng như mọi ngành nghề khác, nghề môi giới bất động sản cũng không thể tránh khỏi quá trình đào thải. Những ảo ảnh, kỳ vọng trước đây mà một số người gắn cho nghề này đều phi thực tế.

Để hiểu rõ hơn về quá trình đào thải của nghề môi giới bất động sản, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Nhân - Ủy viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam. Ông là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và tư vấn bất động sản.

pv-le-thanh-nhan-1-1674038140.mp4
sub-1-1674026303.jpg
 

Trải qua một năm 2022 đầy biến động, ông có nhận xét gì về những khó khăn mà nghề môi giới bất động sản phải đối mặt trong năm vừa qua?

Năm 2022 là một năm nhiều biến động, khó khăn của nghề môi giới bất động sản. Thu nhập chính của môi giới bất động sản chủ yếu là những khoản hoa hồng đến từ việc bán nhà, đất. Tuy nhiên, thị trường địa ốc năm vừa qua quá ảm đạm nên nhiều môi giới bất động sản không thể bán được hàng. Thu nhập không có nên họ phải nghỉ việc, chuyển sang nghề khác để kiếm sống.

Nhưng theo quan sát của tôi, tình trạng nghỉ việc, chuyển nghề chỉ xảy ra ở một bộ phận môi giới mới vào nghề, có ít kinh nghiệm. Còn những môi giới có kinh nghiệm làm việc lâu năm, chuyên môn cao vẫn có khả năng bán được hàng trong bối cảnh thị trường khó khăn. Điển hình là trong quý I, II/2022, thị trường bất động sản bắt đầu có giao dịch trở lại sau một năm “đóng băng” vì đại dịch Covid-19 nên nhiều môi giới vẫn kiếm được tiền thông qua hoạt động bán hàng.

anh-2x-1674034764.jpeg
 

Với số lượng người bỏ nghề tăng vọt, 2022 được nhận đinh là năm đào thải mạnh nhất của nghề môi giới. Ông có cảm nhận gì về quá trình đào thải này?

Thật sự, việc bị đào thải là quy luật của xã hội. Ngành nghề nào cũng có sự cạnh tranh và đào thải. Là một người trong ngành, tôi cũng rất buồn khi phải chứng kiến tình trạng môi giới thất nghiệp, không có thu nhập, phải chuyển sang nghề khác để mưu sinh.

Tuy nhiên tôi nghĩ, những người làm nghề môi giới bất động sản cần phải hiểu và chấp nhận quá trình đào thải này. Muốn không bị đào thải thì bản thân môi giới phải nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Mình phải giỏi hơn người khác mới không bị đào thải.

anh-2x-1674034844.jpg
 

Theo ông, nguyên nhân chính khiến nhiều người làm nghề môi giới BĐS bị “đào thải” là do thị trường khó khăn hay do bản thân thực lực của người làm nghề còn yếu kém?

Về câu hỏi này, tôi xin chia sẻ quan điểm cá nhân như thế này. Công việc luôn biến động, có lúc khó khăn, có lúc thuận lợi. Khi công việc khó khăn thì quy luật đào thải sẽ xuất hiện, theo đó những người làm nghề có ít kinh nghiệm, chuyên môn yếu kém sẽ bị đào thải.

Điều đáng nói ở đây là khi thị trường bất động sản khó khăn mà bạn vẫn làm chủ được tình thế, không bị đào thải thì mới gọi là hay. Mỗi người làm nghề môi giới bất động sản cần đặt ra câu hỏi “tại sao mình bị đào thải, còn người khác lại không”, “mình có gì yếu kém, không thể cạnh tranh được với những người khác” để nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo nhất.

Muốn tồn tại và phát triển trong nghề môi giới bất động sản, chúng ta phải học kiến thức về nghề, hiểu nhu cầu, tâm lý của nhà đầu tư thông qua các lớp đào tạo hành nghề môi giới. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết cách mở rộng mối quan hệ, học kiến thức về marketing để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu cá nhân. Đây là lúc mà chúng ta cần rèn luyện điều đó.

a2-1674035132.jpg
 

Có một số ý kiến cho rằng, nghề môi giới bất động sản không tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội nên việc đào thải chỉ là chuyện sớm muộn. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Không thể nói rằng nghề môi giới bất động sản không tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Môi giới bất động sản là một nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong năm 2019, ngành bất động sản đóng góp 7,62% vào tổng GDP của cả nước. Và một trong những nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngành bất động sản chính là những nhà môi giới. Cụ thể, trên thị trường có khoảng 300.000 nhà môi giới đã kết nối khách hàng và giao dịch thành công hàng trăm ngàn sản phẩm bất động sản với giá trị sản lượng ước tính đạt khoảng 500.000 tỷ đồng.

Cũng như bao ngành nghề khác trong xã hội, môi giới bất động sản là một nghề được Nhà nước công nhận và cấp chứng chỉ hành nghề hẳn hoi. Họ chính là những người “kết duyên giữa người mua và người bán”.

quote-1-1674035853.jpg
 
sub-2-1674026303.jpg
 

Theo ông, số lượng môi giới bất động sản nghỉ việc trong thời gian vừa qua đã tác động như thế nào đến nguồn nhân lực của ngành? Và liệu nghề môi giới BĐS có khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong thời gian tới không?

Theo tôi, số lượng môi giới nghỉ việc trong thời gian vừa qua không tác động nhiều đến nguồn nhân lực của ngành. Những người làm nghề môi giới bất động sản họ rất nhanh nhạy, khi nhu cầu thị trường xuống thấp, họ sẽ chuyển sang ngành nghề khác để làm và kiếm thu nhập tạm thời. Khi thị trường bắt đầu có tín hiệu tốt hơn, họ sẽ quay trở lại làm nghề. Bởi lẽ, đây vẫn là một nghề có khả năng tạo ra nguồn thu nhập “khủng”, không giới hạn nên thu hút rất nhiều lao động.

moi-gioi-bat-dong-san-khong-co-chung-chi-1674036709.jpg
 

Thông thường như mọi năm, sau Tết là thời điểm nhân sự nghề môi giới bất động sản nhảy việc nhiều nhất, khiến nhiều doanh nghiệp phải “đau đầu”. Dưới tác động của quá trình đào thải, liệu kịch bản này có khả năng xảy ra trong năm 2023 không, thưa ông?

Thông thường như mọi năm trước, sau Tết Nguyên Đán là thời điểm thị trường bất động sản rất sôi động, hoạt động mua bán nhộn nhịp. Tuy nhiên năm 2023, thị trường vẫn sẽ duy trì tình trạng ảm đạm vì lãi suất ngân hàng chưa có dấu hiệu giảm, việc nới room tín dụng chưa có tín hiệu tích cực. Cho nên, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp địa ốc sẽ không cao.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản cũng cần phải tính toán đến bài toán nguồn nhân sự khi thị trường ổn định trở lại. Thái độ và chế độ đãi ngộ cho nhân sự cần được tính toán hợp lý để lực lượng môi giới có thể quay lại làm việc khi doanh nghiệp cần.

a3-1674036582.jpg
 

Có thể thấy, nhân sự ngành môi giới bất động sản đang trở về với quy luật chuyên môn hóa, những ai đến với ngành này để “hớt bọt”, đón sóng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên, nếu khó khăn cứ kéo dài thì những nhân sự chất lượng cũng sẽ “tự rút lui”. Theo ông giải pháp cho vấn đề này là gì?

Theo tôi, việc những môi giới bất động sản có chuyên môn cao bị đào thải hay phải “tự rút lui” vì thị trường khó khăn rất khó xảy ra. Bởi vì, nhìn chung thị trường nhà đất rất “ảm đạm” nhưng vẫn có giao dịch ở một số phân khúc. Cụ thể là những loại hình nhà đất phục vụ nhu cầu ở thực như chung cư, nhà ở xã hội, nhà phố, kho bãi kinh doanh,…

Những môi giới giỏi, chuyên nghiệp vẫn có thể kiếm được tiền và sống tốt nhờ khả năng “bắt nhịp” nhanh nhạy, linh hoạt trong việc lựa chọn phân khúc, khu vực có thanh khoản. Để có được những kỹ năng này, bản thân những người làm nghề môi giới phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng giỏi và linh hoạt để thích ứng trong điều kiện hiện nay.

quote-2-1674037033.jpg
 
sub-3-1674026303.jpg
 

Ông có dự báo gì về quá trình đào thải, phân hóa của nghề môi giới bất động sản trong năm tới? Và quá trình đào thải này sẽ diễn ra cho đến khi nào?

Theo tôi, sự đào thải và phân hóa của nghề môi giới bất động sản trong năm 2023 vẫn sẽ tiếp tục diễn ra nhưng ở mức độ vừa phải. Tôi có một cái nhìn lạc quan về thị trường bất động sản trong năm tới. Với những chính sách tài khóa của Chính phủ và sự giải ngân nguồn vốn đầu tư công thì qua quý III/2023, thị trường sẽ phục hồi và phát triển trở lại. Lúc đó lực lượng môi giới bất động sản sẽ quay trở lại và ai là người “mài rìu” mãnh liệt nhất ở thời điểm hiện tại thì sẽ thành công.

a4-1674037636.jpg
 

Với những người làm nghề môi giới, theo ông, họ cần làm gì để thích nghi và vượt qua giai đoạn này, thưa ông?

Theo tôi, trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang khó khăn như hiện nay thì những người làm nghề môi giới nên kiếm công việc khác để kiếm sống  như chạy xe ôm công nghệ, giao hàng, kinh doanh nhỏ,… Bên cạnh đó, môi giới cần tranh thủ khoảng thời gian này để học hỏi, phát triển bản thân, xây dựng mối quan hệ, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế quay trở lại khi thị trường phục hồi.

2023 sẽ là một năm dành cho những người làm nghề môi giới giỏi và chuyên nghiệp. Khi số lượng môi giới còn ít thì “sân chơi” sẽ thuộc về những người làm nghề giỏi, chuyên nghiệp. Những phân khúc nhà đất phục vụ nhu cầu ở thực như: bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp sẽ là cơ hội cho những nhà môi giới chuyên nghiệp.

quote-3-1674037721.jpg
 
tac-gia-1674026302.jpg
 
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

42 phút trước

Chuyên gia World Bank: Cải cách cơ cấu đóng vai trò thiết yếu để duy trì triển vọng tăng trưởng trong dài hạn

1 giờ trước

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

2 giờ trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

2 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

2 giờ trước