Tranh chấp đất đai và những phương án giải quyết cho người dân

Thứ hai, 07/06/2021-10:06

Tranh chấp đất đai là một trong những việc vẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy thuật ngữ này thực sự rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Thế nhưng không hẳn ai nghe cũng hiểu hết ý nghĩa và tìm được phương án giải quyết đúng, hợp lý nhất. Vậy nên bài viết hôm nay xin được lý giải tất cả những vấn đề liên quan cho người dân.

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp có mức độ phức tạp cao. Thời gian xử lý tình trạng tranh chấp này có thể lên tới hàng chục năm nếu không được giải quyết ổn thỏa. Khi xảy ra tranh chấp không chỉ gây tốn kém về thời gian, tiền bạc, công sức mà còn dễ gây thương tích cho nhau.

 Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là gì?

Vậy thế nào là tranh chấp đất đai?

Để hiểu một cách chính xác nhất về tranh chấp đất đai là gì thì trước tiên bạn phải biết đất đai là gì? Đất đai chính là tài sản quý giá của mỗi con người. Và là tư liệu sản xuất giúp con người tạo ra của cải phục vụ cuộc sống. 

Vì vậy thế nào là tranh chấp đất đai? Bạn có thể hiểu, tranh chấp đất đai chính là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Ranh giới địa chính khu đất bị xâm lấn,…Cùng một khu đất nhưng có nhiều người tranh giành và đều cho rằng là tài sản thuộc quyền quản lý của mình.

Nếu định nghĩa theo quy định của pháp luật sẽ có nhiều cách hiểu như:

  • Theo luật đất đai năm 2013: “Đây chính là cuộc tranh giành về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người dùng đất với hai hoặc nhiều người khác trong mối quan hệ đất đai”.
  • Theo hiến pháp năm 2013 có quy định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu của nhân dân do nhà nước làm đại diện. Nhà nước sẽ là đại diện người sở hữu cũng như quản lý đất đai”.

Đúc kết lại một cách dễ hiểu hơn khái niệm tranh chấp đất đai: “ Đối tượng tranh chấp đất đai không phải quyền sở hữu đất. Người tham gia vào cuộc tranh chấp không phải người có quyền hạn sở hữu đối với mảnh đất tranh chấp”. Khi tranh chấp xảy ra thì mọi quyền sở hữu đất đều được xóa bỏ. Chỉ khi được giải quyết ổn thỏa mới biết chủ thể sở hữu mảnh đất là ai.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai khá đa dạng. Trong đó nguyên nhân chính được phân ra thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khác quan. 

 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai là gì?

Nguyên nhân khách quan

Tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ thời xa xưa. Từ cái thời còn diễn ra các cuộc chiến tranh đô hộ. Luật đất đai được ban ra để cấp phát cho người dân phát triển nông nghiệp rồi bị thu hồi một cách vô lý khi thay đổi nhà cầm quyền. 

Tuy nhiên thời bấy giờ đất đai chỉ sử dụng vào mục đích làm vật liệu để sản xuất. Ngoài ra đất không có bất cứ giá trị nào. Hơn nữa luật đất đai cũng không khắt khe nên ai mạnh người đó được thừa hưởng nhiều.

Đến khi nhà và đất trở nên có giá trị đã tác động đến tâm lý của người dân. Từ đó dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất đã được giao bán trước đó. Những người cho thuê, cho mướn đều bị tịch thu,….

Tất cả những vấn đề này khiến các cuộc tranh chấp đất đai trở thành tiền lệ. Khi mỗi người không vừa ý với những gì mình đang có họ nổi lòng tham rồi lấn chiếm, cướp bóc đất đai của người khác.

Nguyên nhân chủ quan

Tranh chấp đất đai liên tục xảy ra do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bị buông lỏng. Các điều khoản về luật đất đai còn nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm. Các nhà quản lý giải quyết khiếu nại của người dân một cách tùy tiện, sai luật.

Các cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý đất đai không làm tốt công việc mình được giao. Làm việc lạm dụng chức quyền. Dựa vào chủ trương điều chỉnh ruộng đất, tổ chức lại sản xuất các cán bộ lợi dụng quyền hành chiếm đoạt đất đai trái phép. Người dân bất bình không biết kêu ai,….

 Tranh chấp đất đai xảy ra luật đất đai còn nhiều sơ hở
Tranh chấp đất đai xảy ra luật đất đai còn nhiều sơ hở

Vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên chỉ cần một vài nguyên nhân thôi cũng đủ để thấy rõ luật quản lý đất đai còn nhiều điểm sơ hở.

Những trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai

Dựa theo luật tranh chấp đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Những loại này trở thành những trường hợp phổ biến ta thường thấy xảy ra trong cuộc sống. 

Tranh chấp chủ thể có quyền sử dụng đất

Đây là loại tranh chấp đất đai xảy ra do nhà nước làm sai. Cụ thể khi thực hiện làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân nhưng bị trung diện tích. Do đó một người được cấp quyền sử dụng đất nhưng người khác cho rằng không đúng.

Ở trường hợp này người ta gọi là tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ. Cũng có gọi là tranh chấp ranh giới đất liền kề. Hoặc những việc phát sinh trong quá trình sử dụng. Tranh chấp này không liên quan đến giao dịch cũng như không liên quan đến quyền thừa kế. 

Tranh chấp này không chiếm tỷ lệ cao trong các vụ tranh chấp đất đai. Tuy nhiên nó vẫn xảy ra ở một số trường hợp cụ thể. Khi vấp phải tranh chấp này phương án xử lý và trách nhiệm sẽ do nhà nước thực hiện.

Tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất

Bản chất của tình huống tranh chấp đất đai này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Các tình huống tranh chấp đất đai này thường liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

 Tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất

Ngoài ra, các tình huống chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê cũng rất dễ xảy ra tranh chấp. Những người góp vốn hay bảo lãnh quyền sử dụng đất không có chung ý kiến thống nhất cũng khiến gây nên tranh chấp đất đai. 

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai thừa kế cũng giống với các trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế tài sản khác. Loại tranh chấp này còn gọi là tranh chấp đất đai trong gia đình. Trường hợp này phát sinh trong quá trình phân chia hay yêu cầu được phân chia đất đai thừa kế.

Một số trường hợp khác cũng xảy ra tranh chấp này như một người đã được quyền thừa kế với một người khác. Nói một cách dễ hiểu là chia đất theo thừa kế không công bằng, không ổn thỏa. Vì vậy trong quá trình được phân chia thừa kế có người bất mãn sinh ra kiện tụng.

Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

Loại tranh chấp này là tranh chấp vấn đề người nào sẽ có quyền sử dụng đất. Cũng như các loại tài sản gắn liền trên lô đất đó. Hoặc các trường hợp xảy ra tranh chấp do liên  quan đến tài sản trên đất. Tranh chấp đất đai trong trường hợp này sẽ gắn liền với các tài sản như:

  • Nhà ở
  • Các công trình trên đất
  • Tường xây làm hàng rào
  • Hệ thống chuồng trại chăn nuôi
  • Nhà thờ
  • ….

Giải quyết tranh chấp đất đai

Khi tranh chấp đất đai xảy ra, điều quan trọng nhất là phải tìm cách giải quyết tranh chấp. Có rất nhiều cách giải quyết vấn đề này. Hơn nữa tùy vào tình hình tranh chấp mà thời hạn giải quyết nhanh hay chậm. Sau đây là những phương án giải quyết tranh chấp đất đai mà bạn có thể áp dụng. 

 Hòa giải tranh chấp đất đai trong hòa bình là giải pháp tốt nhất
Hòa giải tranh chấp đất đai trong hòa bình là giải pháp tốt nhất

Hòa giải tranh chấp đất đai trong hòa bình

Hòa giải tranh chấp đất đai trong hòa bình vừa có thể giải quyết nhanh tranh chấp vừa không tốn thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra khi cuộc tranh chấp ở phạm vi nhỏ. Hơn nữa giữa các đối tượng tranh chấp có thể tìm thấy tiếng nói chung. 

Vì vậy khi tranh chấp xảy ra, tốt nhất mỗi bên đều cần ngồi lại với nhau để trao đổi xem vấn đề sai nằm ở đâu. Có phương án giải quyết nào thích hợp để không phải kiện cáo nhau hay không. Nếu hai bên không thể tìm thấy phương án giải quyết trong êm đẹp thì mới đưa đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. 

Nhiều người khi xay ra tranh chấp đất đai thường nghĩ rằng việc ngồi lại nói chuyện với nhau là không cần thiết. Chỉ cần đưa ra pháp luật thì sự việc sẽ được xử lý nhanh chóng. Tuy nhiên nếu xét về trình tự kiện cáo thì đây cũng là một điều bắt buộc mà mỗi bên phải thực hiện. Do đó đừng ngần ngại mà hãy thực hiện các trao đổi thẳng thắn với để có thể hiểu sâu vấn đề.

Giải quyết tranh chấp bằng pháp luật

Tranh chấp đất đai là điều mà không ai muốn xảy ra. Thế nhưng khi tình huống đã xảy ra rồi mọi người bình tĩnh để có biện pháp giải quyết ổn thỏa. Đặc biệt khi đã quyết định đưa sự việc ra cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì cũng không nên vội vàng. Mọi người hãy thực hiện theo quy trình như sau.

Nhận sự tư vấn của người trong ngành để hiểu rõ cách 

Tranh chấp đất đai do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên nếu không có kiến thức, kinh nghiệm trong vấn đề này sẽ rất khó tiến hành. Vì vậy trước khi nhờ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì mọi người nên tìm đến sự tư vấn của các luật sư chuyên nghiệp.

 Tham khảo thông tin tư vấn từ luật cư trong ngành về thủ tục kiện caoTham khảo thông tin tư vấn từ luật cư trong ngành về thủ tục kiện cao
Tham khảo thông tin tư vấn từ luật cư trong ngành về thủ tục kiện caoTham khảo thông tin tư vấn từ luật cư trong ngành về thủ tục kiện cao

Các luật sư tư vấn sẽ cho bạn biết cơ hội giành phần thắng của bạn là bao nhiêu trong cuộc tranh chấp đất đai. Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì để gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ giải quyết tranh chấp được thực hiện như thế nào? 

Có vấn đề gì thắc mắc đều có thể nhờ luật sư hỗ trợ. Việc được tư vấn đầy đủ kiến thức pháp luật liên quan đến việc mình đang gặp phải là một lợi thế lợi. Bạn sẽ biết mình phải làm gì trong mọi tình huống xảy ra.

Chuẩn bị thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Tùy thuộc vào các dạng tranh chấp đất đai khác nhau bạn sẽ tiến hành các thủ tục khởi kiện sẽ khác nhau. Do đó mọi người cần suy xét thật kỹ để chuẩn bị cho đúng thủ tục mà pháp luật đề ra. Sau đây là những thứ cần chuẩn bị cho hồ sơ khởi kiện theo khoản 4 điều 189 luật tố tục dân sự.

Đơn khởi kiện

Trong trường hợp kiện cáo tranh chấp đất đai thì cần phải chuẩn bị đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện sẽ có rất nhiều nội dung khác nhau. Mỗi nội dung phải điền thông tin và có sự chuẩn bị đầy đủ chính xác về giấy tờ.

  • Ghi đúng ngày tháng năm làm đơn
  • Tên tòa án nhận đơn
  • Thông tin bản thân chủ hộ
  • Nơi cư trú của cả 2 bên
  • Thông tin người làm chứng
  • Các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền lợi của mình
  • Ký, ghi rõ phần họ tên người làm đơn
  • Lý do diễn ra tranh chấp và tình huống giải quyết tranh chấp đất đai mình mong muốn
  • ….

Các giấy tờ chuẩn bị theo yêu cầu của pháp luật khi làm đơn kiện tranh chấp đất đai

Ngoài việc chuẩn bị đơn khởi kiện thì mọi người chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan khác. Các giấy tờ này sẽ giúp bạn chứng minh việc bạn nộp đơn kiện cáo là hợp lý. Vậy những giấy tờ cần có là gì?

 Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu khi kiện tranh chấp đất đai
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu khi kiện tranh chấp đất đai
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản cam kết hòa giải không thành do cơ quan cấp xã xác nhận
  • Chứng minh nhân dân người khởi kiện. Yêu cầu phải có cả bản gốc và bản photo có công chứng.
  • Sổ hộ khẩu gia đình. Yêu cầu cả bản gốc và bản photo có công chứng
  • Giấy tờ chứng minh việc đo đạc đất đai từ cơ quan địa chính địa phương.

Nộp đơn khởi kiện và chờ đợi kết quả phán quyết của cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ các giấy tờ kiện cáo tranh chấp đất đai thì tiếp theo nộp hồ sơ. Mọi người hãy nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cấp huyện, tĩnh,…tại khu vực mình sinh sống. 

Bạn cần lựa chọn những cơ quan có khả năng giải quyết nhanh vấn đề tranh chấp. Như vậy khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết. Nộp xong hồ sơ mọi người chỉ cần chờ đợi kết quả. Hoặc chờ đợi lệnh triệu tập từ đơn vị giải quyết để được nghe kết quả hay cần bổ sung thêm giấy tờ. Đây chính là quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Kết luận

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin về tranh chấp đất đai và những phương án giải quyết cho người dân. Hy vọng rằng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ những thông tin này mọi người sẽ biết mình nên làm gì khi có tranh chấp xảy ra. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước